Gia đình cho biết ông trèo cây bị ngã,ốnvántừvếtthươngnhỏthien hạ bét không may bị que nhọn đâm vào mông, chỉ xử lý vết thương tại nhà, không tiêm phòng uốn ván, cách đây một tháng.
Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, ê kíp chẩn đoán người bệnh bị uốn ván nguy kịch, suy hô hấp, tiên lượng nặng, mở khí quản cấp cứu.
Bệnh nhân được điều trị thuốc huyết thanh kháng uốn ván, thở máy, kháng sinh chống nhiễm khuẩn, an thần liều cao. Hiện, sức khỏe bệnh nhân tạm ổn định, các bác sĩ cho hay, hôm 4/10.
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính, tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra, ngay cả khi vết thương đã lành.
Khi mắc bệnh, cơ thể trải qua 4 giai đoạn gồm ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui bệnh. Uốn ván là bệnh nguy hiểm do thời gian điều trị kéo dài (có thể vài tuần đến vài tháng), chi phí điều trị rất tốn kém.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân nguy cơ tử vong rất cao do suy hô hấp, ngừng tim đột ngột, nhiễm trùng toàn thân, xuất huyết. Thời gian ủ bệnh càng ngắn, tình trạng bệnh càng nặng, diễn biến xấu rất nhanh. Tiêm huyết thanh phòng uốn ván (SAT) là biện pháp đơn giản và hiệu quả ngăn ngừa bệnh khi có vết thương ngoài da.
Bác sĩ khuyến cáo người dân khi làm việc với những vật dụng sắc nhọn cần trang bị đầy đủ trang thiết bị an toàn lao động như giày bảo hộ, găng tay chống cắt, đồ bảo hộ. Nếu chẳng may bị thương, cần xử lý đúng cách, rửa bằng nước sạch, sát trùng bằng cồn, dùng băng vô khuẩn băng bó, sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám cũng như tiêm phòng.
Thùy An